Let's go to 9A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ và nỗi ám ảnh về cái chết (Phần 2)

Go down 
Tác giảThông điệp
Sissy Kiss
Phụ trách Club Ngữ Văn
Phụ trách Club Ngữ Văn
Sissy Kiss


Tổng số bài gửi : 607
Age : 30
Đến từ : Vénus
Registration date : 14/04/2008

Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ và nỗi ám ảnh về cái chết (Phần 2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ và nỗi ám ảnh về cái chết (Phần 2)   Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ và nỗi ám ảnh về cái chết (Phần 2) Icon_minitimeThu Nov 06, 2008 3:31 pm

Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ có nhiều điểm tương đồng: từng một lần hôn nhân dang dở và mỗi người có một con riêng. Từng đứng trên trận tuyến chiến tranh và phải đối diện thường xuyên với cái chết. Thơ của hai người đều thể hiện sự ám ảnh về cái chết và mang âm hưởng buồn. Từ khi hai người đến với nhau, hai nỗi buồn được cộng lại tạo ra nỗi buồn lớn hơn, và cũng từ đây, sự nghiệp của họ đạt tới đỉnh cao. Nói như thi sĩ Pháp Afred Musset: “Không có gì làm ta lớn bằng một nỗi đau lớn. Tiếng hát tuyệt vọng là tiếng hát tuyệt vời nhất”.

Lưu Quang Vũ cũng giống Xuân Quỳnh ở chỗ có một giọng thơ buồn ám ảnh và nhìn chung là lạc điệu giữa môi trường văn học thời ấy. Trong cảnh chiến tranh, mối quan tâm hàng đầu của anh vẫn là cái chết. Trong “Nói với con cuối năm”, anh viết:
Thành phố vừa trải qua
Những trận bom huỷ diệt
Lòng cha giờ dập nát
Những xác người máu loang

Bên cạnh nỗi đau của thời đại, anh cũng có nỗi buồn cá nhân: “Anh là con ong bay giữa trời lận đận, “Đã chết rồi ơi chú ong nâu” (“Bầy ong trong đêm sâu”). Vào những năm 1980, Lưu Quang Vũ là ngôi sao sáng trên sân khấu kịch trường Việt Nam. Anh đã thổi một luồng gió mới vào đời sống nghệ thuật nước nhà vào nhiều vở kịch của anh có ảnh hưởng rất lơn đến xã hội Việt Nam lúc đó. Nổi tiếng như vậy lẽ anh phải vui nhưng “Hầu như ít vở kịch của Lưu Quang Vũ cái chết không được nhắc đến” – Nhà phê bình Phan Trọng Thưởng nhận xét. Tác phẩm cuối cùng mà anh đang viết dở dang cũng nói về cái chết (“Chim sâm cầm đã chết”).
Theo Lưu Quang Định, thời còn học phổ thông, Lưu Quang Vũ đã ghi nhật ký (Ngày 8/11/1964) như sau: “Thần chết ơi, ta chẳng cần nhiều đâu. Độ 20 năm nữa, khi ta đã trả nợ xong, khi có thể coi là đã làm được chút gì đó cho đời, ta sẽ chẳng ân hận gì khi nhắm mắt. Đấy, chỉ tiêu của ta ngắn ngủi không?”.
Sự ra đi đột ngột của một nhà thơ và một nhà soạn kịch nổi tiếng đã gây chấn động cả nước. Hoạ sĩ Doãn Châu, người chứng kiến cái chết của họ, kể lại như sau:”Hôm ấy là ngày 29/8/1988, tức tháng 7 âm lịch, sau ngày rằm xá tội vong nhân mấy hôm. Chiếc Commăngca chở sáu người: Vũ, Quỳnh và cháu Lưu Quỳnh Thơ (13 tuổi), Doãn Châu cùng vợ và con nhỏ. Xe đang đi từ Hải Phòng về Hà Nội, ngang qua địa phận Hải Dương thì bị ôtô chở than phóng với tốc độ lớn đâm vào phía sau. Điều lạ thường là gia đình của hoạ sĩ Doãn Châu đều bình yên vô sự, còn Vũ, Quỳnh và cháu Mí thì vĩnh viễn ra đi”.

*Chú ý: Bài viết được tổng hợp trên các website, blog, sách, báo và một chút xâu chuỗi nên đừng mong lên Google mà tìm ra. Do đó, nếu có chút chỗ sai sót do đánh máy tính, mong các bạn ý kiến để sửa chữa kịp thời.
Về Đầu Trang Go down
http://yume.vn/sissy_kiss
 
Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ và nỗi ám ảnh về cái chết (Phần 2)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ và nỗi ám ảnh về cái chết (P1)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Let's go to 9A :: Club học tập :: Club Ngữ Văn-
Chuyển đến